Nhà Thanh Danh_sách_hoàng_hậu_Trung_Quốc

Hoàng đếThứ tựHoàng hậuTên thậtTước vịThời gian tại vịGhi chú
Thanh Thái Tổ
Nỗ Nhĩ Cáp Xích (truy tôn)
1Hiếu Từ Cao Hoàng hậuDiệp Hách Na Lạp Mạnh Cổ Triết TriếtTrắc Phúc tấn

Đại Phúc tấn

Truy thụy:

- Hiếu Từ Vũ Hoàng hậu

- Hiếu Từ Cao Hoàng hậu

truy phongĐại Phúc tấn thứ ba của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, sinh mẫu của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Bà chưa từng làm Hoàng hậu khi còn sống, chỉ được truy phong bởi Hoàng Thái Cực khi đã qua đời.
2Hiếu Liệt Vũ Hoàng hậuÔ Lạt Na Lạp A Ba HợiTrắc Phúc tấn

Đại Phúc tấn

Truy thụy: Hiếu Liệt Vũ Hoàng hậu (sau bị truy phế)

truy phongĐại Phúc tấn thứ tư của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, sinh mẫu của Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn.

Bà chưa từng làm Hoàng hậu, về sau được Đa Nhĩ Cổn truy phong với lý do là chính thất của cha. Là 1 trong 2 trường hợp duy nhất được truy phong bởi Nhiếp chính vương, không phải Hoàng đế (người kia là vợ Đa Nhĩ Cổn). Điều này cho thấy uy quyền tột đỉnh của con trai bà trong suốt thời kì nhiếp chính. Tuy nhiên sau khi Đa Nhĩ Cổn mất, bà bị Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế truy phế danh hiệu Hoàng hậu.

Thanh Thái Tông
Hoàng Thái Cực
1Hiếu Đoan Văn Hoàng hậuBác Nhĩ Tế Cát Đặc Triết TriếtĐại Phúc tấn

Hoàng hậu

Hoàng thái hậu

Truy thụy: Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu

1636–1643Hoàng hậu duy nhất của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Cô của Hiếu Trang Văn Hoàng hậuMẫn Huệ Cung Hòa Nguyên phi.

Sinh mẫu của:

2Hiếu Trang Văn Hoàng hậuBác Nhĩ Tế Cát Đặc Bố Mộc Bố TháiTrắc Phúc tấn

Vĩnh Phúc cung Trang phi

Thánh mẫu

Hoàng thái hậu

Truy thụy: Hiếu Trang Văn Hoàng hậu

Truy phongphi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực.

Bà được biết đến với tài trí và khả năng chính trị của mình, được sử sách tôn vinh là người có sức ảnh hưởng và đóng góp to lớn trong việc ổn định buổi ban đầu khi lập quốc của nhà Thanh, đặc biệt mối quan hệ giữa bà và Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn giúp con trai bà ổn định ngai vàng khi còn quá nhỏ tuổi. Sau khi Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế qua đời, bà dẫn dắt cháu của mình là Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế, giúp ổn định căn cơ và mở ra một thời đại thịnh trị nổi tiếng.

Sinh mẫu của:

Thanh Thế Tổ
Thuận Trị Đế
1Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Phế hậuBác Nhĩ Tế Cát Đặc Ngạch Nhĩ Đức Ni Bổn BaHoàng hậu

Tĩnh phi

1651–1653Hoàng hậu đầu tiên của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế và là cháu gái ruột của Hiếu Trang Văn Hoàng hậu.

Bà là vị Hoàng hậu đầu tiên được phong sau khi nhập quan và là người đầu tiên được hưởng quy chế lễ đại hôn khi thành thân với Hoàng đế, tức được kiệu đưa vào cung qua Đại Thanh môn. Vì các Hoàng đế nhà Thanh về sau đa phần nối ngôi khi trưởng thành, từ lâu đã có Phúc tấn, vì vậy những Hoàng hậu từ đại hôn như bà không nhiều, từ sau chỉ có: Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Hiếu Triết Nghị Hoàng hậuHiếu Định Cảnh Hoàng hậu. Bà cũng là Hoàng hậu đầu tiên và duy nhất của triều đại nhà Thanh bị Hoàng đế ra chỉ dụ phế Hậu khi đang còn tại vị, năm 1653 bị giáng làm Tĩnh phi.

2Hiếu Huệ Chương Hoàng hậuBác Nhĩ Tế Cát Đặc A Lạp Thản Kì Kì CácPhi

Hoàng hậu

Mẫu hậu Hoàng hậu

Nhân Hiến Hoàng thái hậu

Truy thụy: Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu

1654–1661Hoàng hậu thứ hai của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế và là cháu gái họ của Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Hoàng hậu.

Bà là vị Hoàng thái hậu có thời gian tại vị cao nhất hậu cung Nhà Thanh cũng như xét trong lịch sử Trung Quốc (57 năm), cao hơn cả Hiếu Nguyên Hoàng thái hậu của nhà Hán (54 năm). Cùng với thời gian ở ngôi Hoàng hậu, bà đã tại vị tối cao trong hậu cung nhà Thanh tổng cộng 64 năm, lâu hơn bất kỳ vị Hoàng hậu nào khác.

3Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậuĐổng Ngạc thịHiền phi

Hoàng quý phi

Truy thụy: Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu

truy phongLà một sủng phi của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế và là sinh mẫu của Vinh Thân vương.

Bà là phi tần đầu tiên trong lịch sử nhà Thanh chưa từng làm Hoàng hậu hay chính thất khi còn sống, cũng không có con trai là Hoàng đế kế vị nhưng vẫn ban thụy hiệu Hoàng hậu sau khi mất. Ngoài ra cũng là trường hợp đầu tiên được chồng là đương kim Hoàng đế ban thụy hiệu và tổ chức tang lễ theo nghi thức của Hoàng hậu, trong khi Chính cung Hoàng hậu vẫn còn đang tại vị. Trường hợp này chỉ xảy ra ba lần vào triều đại nhà Tống đối với Ôn Thành Hoàng hậu của Tống Nhân Tông Triệu Trinh, Minh Tiết Hoàng hậu và Minh Đạt Hoàng hậu của Tống Huy Tông Triệu Cát.

4Hiếu Khang Chương Hoàng hậuĐông Giai thịThứ phi

Mẫu hậu

Từ Hòa Hoàng thái hậu

Truy thụy: Hiếu Khang Chương Hoàng hậu

truy phong 1663phi tần của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế và là sinh mẫu của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế.
Thanh Thánh Tổ
Khang Hi Đế
1Hiếu Thành Nhân Hoàng hậuHách Xá Lý thịHoàng hậu

Truy thụy:

- Nhân Hiếu Hoàng hậu

- Hiếu Thành Hoàng hậu

1665–1674Hoàng hậu đầu tiên của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế, sinh mẫu của Phế Thái tử Dận Nhưng và là cháu nội Phụ chính đại thần Sách Ni, cháu gọi Sách Ngạch Đồ bằng chú.

Bà là một trong 4 vị Hoàng hậu chính thức của nhà Thanh có lễ đại hôn, tức là phong Hoàng hậu ngay ngày đại hôn lễ, rước kiệu đi qua Đại Thanh môn, mà không phải từ Tiềm để phong lên hay thứ phi tấn phong. Bao gồm Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Hoàng hậu, Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu cùng Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu.

2Hiếu Chiêu Nhân Hoàng hậuNữu Hỗ Lộc thịPhi

Hoàng hậu

Truy thụy: Hiếu Chiêu Hoàng hậu

22/8/1677–26/2/1678Hoàng hậu thứ hai của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế và là con gái của Phụ chính đại thần Át Tất Long.
3Hiếu Ý Nhân Hoàng hậuĐông Giai thịQuý phi

Hoàng quý phi

Hoàng hậu

Truy thụy: Hiếu Ý Hoàng hậu

1689 (1 ngày)Hoàng hậu thứ ba của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế, cháu gái của Hiếu Khang Chương Hoàng hậu, sinh mẫu của Hoàng bát nữ, dưỡng mẫu của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế.
4Hiếu Cung Nhân Hoàng hậuÔ Nhã Mã LụcĐức tần

Đức phi

Nhân Thọ Hoàng thái hậu

Truy thụy: Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu

truy phong 1723phi tần của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế. Bà chưa bao giờ được phong Hoàng hậu khi còn sống, chỉ được truy phong Hoàng hậu khi đã qua đời.

Sinh mẫu của:

  • Thanh Thế Tông Ung Chính Đế
  • Hoàng lục tử Dận Tộ
  • Hoàng thất nữ
  • Cố Luân Ôn Hiến công chúa
  • Hoàng thập nhị nữ
  • Tuân Cần Quận vương Dận Đề
Thanh Thế Tông
Ung Chính Đế
1Hiếu Kính Hiến Hoàng hậuÔ Lạt Na Lạp thịĐích Phúc tấn

Hoàng hậu

Truy thụy: Hiếu Kính Hoàng hậu

1723–1731Hoàng hậu duy nhất tại vị của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế và là sinh mẫu của Đoan Thân vương Hoằng Huy.
2Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậuNữu Hỗ Lộc thịHi phi

Hi Quý phi (?)

Sùng Khánh Hoàng thái hậu

Truy thụy: Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu

truy phong 1777phi tần của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế và là sinh mẫu của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Bà là Hoàng thái hậu trải qua thời gian tại vị rất lâu cũng là người thọ nhất trong số các Hoàng thái hậu của nhà Thanh. Không chỉ so sánh phạm vi nhà Thanh, mà nếu so với Hiếu Nguyên Hoàng thái hậu của nhà Hán cũng có phần hơn hẳn. Bà có địa vị tối cao, con cháu đầy đàn, Càn Long Đế thời kỳ này cũng là hưng thịnh tột bậc, mọi vinh hoa đều cung phụng bà. So ra, bà là Hoàng thái hậu hưởng hết vinh hoa phú quý, quả thực hiếm có.

Thanh Cao Tông
Càn Long Đế
1Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậuPhú Sát thịĐích Phúc tấn

Hoàng hậu

Truy thụy: Hiếu Hiền Hoàng hậu

1738–1748Là nguyên phối Hoàng hậu của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Sinh mẫu của:

2Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậuÔ Lạp Na Lạp thịTrắc Phúc tấn

Nhàn phi

Nhàn Quý phi

Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự

Hoàng hậu

1750–1765Hoàng hậu thứ hai của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Sinh mẫu của:

  • Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ
  • Hoàng ngũ nữ
  • Hoàng thập tam tử Vĩnh Cảnh
3Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậuNgụy Giai thịQuý nhân

Lệnh tần 

Lệnh phi

Lệnh Quý phi

Hoàng quý phi

Truy thụy:

- Lệnh Ý Hoàng quý phi

- Hiếu Nghi Hoàng hậu

truy phong 1796phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Bà chưa từng được phong Hoàng hậu khi còn sống, danh phận cao nhất của bà là Hoàng quý phi. Sau này con trai bà được chọn làm Trữ quân, với tư cách là sinh mẫu của Trữ quân, bà được truy phong làm Hoàng hậu.

Sinh mẫu của:

Thanh Nhân Tông
Gia Khánh Đế
1Hiếu Thục Duệ Hoàng hậuHỉ Tháp Lạp thịĐích Phúc tấn

Hoàng hậu

Truy thụy: Hiếu Thục Hoàng hậu

1796–1797Là nguyên phối Hoàng hậu của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế.

Sinh mẫu của:

2Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậuNữu Hỗ Lộc thịTrắc Phúc tấn

Quý phi

Hoàng quý phi

Hoàng hậu

Cung Từ Hoàng thái hậu

Truy thụy: Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu

1801–1820Hoàng hậu thứ hai của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế.

Tuy bà cũng có con trai là Hoàng Đích tử nhưng cuối cùng bà đã ủng hộ cho Trí Thân vương Miên Ninh là con trai duy nhất của Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu lên kế vị tức Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế. Điều này khiến Đạo Quang Đế hết mực cung dưỡng bà như sinh mẫu. Kể từ lúc làm Hoàng hậu dưới triều Gia Khánh Đế đến khi lên ngôi Hoàng thái hậu dưới triều Đạo Quang Đế, bà đã tại vị tối cao trong hậu cung nhà Thanh 48 năm, trở thành một trong những Hoàng thái hậu trường thọ nhất triều đại này.

Sinh mẫu của:

Thanh Tuyên Tông
Đạo Quang Đế
1Hiếu Mục Thành Hoàng hậuNữu Hỗ Lộc thịĐích Phúc tấn

Truy thụy: Hiếu Mục Hoàng hậu

truy phong 1820Là nguyên phối của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế khi ông chưa lên ngôi.

Bà qua đời trước thời điểm Đạo Quang Đế kế vị nên về cơ bản bà chưa từng được làm Hoàng hậu khi còn sống. Bà chỉ được truy phong thụy hiệu Hoàng hậu khi Đạo Quang Đế đã đăng cơ.

2Hiếu Thận Thành Hoàng hậuĐông Giai thịKế Phúc tấn

Hoàng hậu

Truy thụy: Hiếu Thận Hoàng hậu

1822–1833Là kế thất nhưng là Hoàng hậu đầu tiên của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế. Sinh mẫu của Cố Luân Đoan Mẫn công chúa.
3Hiếu Toàn Thành Hoàng hậuNữu Hỗ Lộc thịToàn Quý nhân

Toàn tần

Toàn phi

Toàn Quý phi

Hoàng quý phi

Hoàng hậu

Truy thụy: Hiếu Toàn Hoàng hậu

1833–1840Hoàng hậu tại vị thứ hai của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế.

Sinh mẫu của:

  • Cố Luân Đoan Thuận công chúa
  • Cố Luân Thọ An công chúa
  • Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế
4Hiếu Tĩnh Thành Hoàng hậuBác Nhĩ Tế Cát Đặc thịTĩnh Quý nhân

Tĩnh tần

Tĩnh phi

Tĩnh Quý phi

Hoàng quý phi

Hoàng khảo Khang Từ Hoàng quý thái phi

Khang Từ Hoàng thái hậu

Truy thụy: Hiếu Tĩnh Hoàng hậu

Truy phong 1855Hoàng quý phi của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế và là dưỡng mẫu của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế.

Bà chưa từng là Hoàng hậu và cũng như không có người con trai nào đăng cơ Hoàng đế để tôn phong. Thụy hiệu Hoàng hậu của bà được truy phong bởi Hàm Phong Đế khi ông đã tôn phong bà làm Hoàng thái hậu. Vì bà là trường hợp đặc biệt, không phải là Hoàng hậu của Đạo Quang Đế, cũng không phải là sinh mẫu của Hàm Phong Đế nên Hàm Phong Đế căn cứ theo đó mà không thêm đế thụy Thành của Đạo Quang Đế vào cuối thụy hiệu của bà. Sau khi Hàm Phong Đế băng hà, con trai út của bà là Cung Thân vương Dịch Hân giúp đỡ Từ An Thái Hậu cùng Từ Hi Thái hậu lật đổ đại thần, công lao hiển hách. Lưỡng cung Thái hậu lấy danh nghĩa Đồng Trị Đế ban chiếu, đổi thụy hiệu của bà thành Hiếu Tĩnh Thành Hoàng hậu.

Thời nhà Thanh, bà cùng Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế là hai trường hợp duy nhất không phải Hoàng hậu hay chính thất khi còn sống cũng không sinh ra Hoàng đế kế vị nhưng vẫn có thụy hiệu Hoàng hậu. Trong lịch sử Trung Quốc, bà và Chương Huệ Hoàng hậu của Tống Chân Tông Triệu Hằng là hai phi tần duy nhất được Tân đế phong Hoàng thái hậu nhờ công nuôi dưỡng.

Sinh mẫu của:

Thanh Văn Tông
Hàm Phong Đế
1Hiếu Đức Hiển Hoàng hậuTát Khắc Đạt thịĐích Phúc tấn

Truy thụy: Hiếu Đức Hoàng hậu

truy phongLà nguyên phối của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế khi ông chưa lên ngôi.

Bà qua đời trước thời điểm Hàm Phong Đế kế vị nên về cơ bản bà chưa từng được làm Hoàng hậu khi còn sống. Bà chỉ được truy phong thụy hiệu Hoàng hậu khi Hàm Phong Đế đã đăng cơ.

2Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậuNữu Hỗ Lộc thịTrinh tần

Trinh Quý phi

Hoàng hậu

Từ An Mẫu hậu Hoàng thái hậu

Truy thụy: Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu

1852–1861Hoàng hậu tại vị duy nhất của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế và là Hoàng thái hậu dưới thời Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế, đồng nhiếp chính với Từ Hi Thái hậu. Sau khi Đồng Trị Đế băng hà, Thanh Đức Tông Quang Tự Đế kế vị, bà lại tiếp tục giữ vai trò nhiếp chính cùng với Từ Hi Thái hậu. Bà cùng với Từ Hi Thái hậu là hai vị hậu cung đầu tiên và duy nhất nhiếp chính của triều đại nhà Thanh.
3Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậuDiệp Hách Na Lạp thịQuý nhân

Ý tần

Ý phi

Ý Quý phi

Hoàng quý thái phi

Từ Hy Thánh mẫu Hoàng thái hậu

Từ Hy Thái hoàng thái hậu

Truy thụy: Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu

Thụy phong 1908phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế và là sinh mẫu của Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế.

Bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính của triều đình nhà Thanh cùng với Từ An Thái hậuHoàng hậu của Hàm Phong Đế khi con trai bà là Đồng Trị Đế lên ngôi. Sau khi Đồng Trị Đế băng hà, Thanh Đức Tông Quang Tự Đế kế vị, bà lại tiếp tục giữ vai trò nhiếp chính cùng với Từ An Thái hậu. Theo đó, bà đã nắm đại quyền nhà Thanh trong vòng 47 năm, từ 1861 tới tận khi qua đời năm 1908, trong đó hoàn toàn nắm quyền 27 năm, từ năm 1881 đến năm 1908, do cái chết của Từ An Thái hậu. Bà cùng với Từ An Thái hậu là hai vị hậu cung đầu tiên và duy nhất nhiếp chính của triều đại nhà Thanh. Từ Hi Thái hậu cùng với Võ Tắc Thiên thời nhà ĐườngLã hậu thời nhà Hán được xem là những người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài.

Thanh Mục Tông
Đồng Trị Đế
Hiếu Triết Nghị Hoàng hậuA Lỗ Đặc thịHoàng hậu

Gia Thuận Hoàng hậu

Truy thụy: Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu

1872–1875Hoàng hậu duy nhất của Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế.

Bà là vị Hoàng hậu Đại Thanh duy nhất được sách lập xuất thân từ Mông Cổ Bát kỳ. Bà cũng là một trong 4 vị Hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh được hưởng quy chế lễ đại hôn khi thành thân với Hoàng đế bên cạnh Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Hoàng hậu, Hiếu Thành Nhân Hoàng hậuHiếu Định Cảnh Hoàng hậu, tức được kiệu đưa vào cung qua Đại Thanh Môn. Những vị khác nếu không phải là từ Tiềm để sách lập làm Hoàng hậu cũng là phi tần được sách lập sau khi cố Hoàng hậu qua đời.

Thanh Đức Tông
Quang Tự Đế
Hiếu Định Cảnh Hoàng hậuDiệp Hách Na Lạp Tĩnh PhânHoàng hậu

Long Dụ Hoàng thái hậu

Truy thụy: Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu

1889–1908Hoàng hậu duy nhất của Thanh Đức Tông Quang Tự Đế.

Bà trở thành Hoàng thái hậu nhiếp chính dưới thời Thanh Cung Tông Tuyên Thống Đế, Hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh. Vì vậy bà cũng là Hoàng thái hậu cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Bà được biết đến vai trò lớn là ký hiệp ước thoái vị thay cho vị Hoàng đế trẻ tuổi vào năm 1912, về cơ bản chấm dứt triều đại nhà Thanh và chấm dứt chế độ quân chủ Trung Quốc.

Tuyên Thống Đế1Tuyên Thống Hoàng hậuQuách Bố La Uyển DungHoàng hậu1924–1946Hoàng hậu tại vị duy nhất của Tuyên Thống Đế Phổ Nghi.

Bà là vị Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa, dù thực tế danh vị Hoàng hậu của bà chỉ là trên danh nghĩa vì Phổ Nghi đã thoái vị vào năm 1912 do quyết định của Long Dụ Hoàng thái hậu. Bà cũng là vị Hoàng hậu duy nhất của nhà Thanh, tuy thành thân với Hoàng đế dưới danh vị Hoàng hậu, không phải sách lập từ Tiềm để hay phi tần được sách lập sau khi cố Hoàng hậu qua đời, nhưng trong đại hôn lại không được kiệu đưa vào cung qua Đại Thanh môn. Đây là một nghi lễ rất quan trọng trong đại hôn của Hoàng hậuHoàng đế. Do tính chất lịch sử, chỉ duy nhất có 4 vị Hoàng hậu đời trước gồm Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Hoàng hậu, Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, Hiếu Triết Nghị Hoàng hậuHiếu Định Cảnh Hoàng hậu được hưởng quy chế này.

2Tuyên Thống Đế Kế thấtLý Thục HiềnKế thấttruy phongLà kế thê của Tuyên Thống Đế Phổ Nghi.

Bà được 1 người tự xưng là con cháu dòng họ Ái Tân Giác La thuộc hoàng thất nhà Thanh truy phong thụy hiệu Hoàng hậu. Tuy nhiên lúc này triều đại phong kiến nhà Thanh đã chấm dứt, bà không được tính là Hoàng hậu cuối cùng.